Nâng Nhà Lên Cao – Dời Nhà – Chống Lún Nghiêng Nhà

     Nâng Lên Cao – Di Dời – Chống Lún – Chỉnh Nghiêng cho công trình (nói chung) hay Tòa nhà (nói riêng) được Công ty Phương Nam áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới và đã thi công hoàn thành rất nhiều công trình có qui mô nhỏ-> lớn trên khắp miền đất nước

I. Nâng lên cao:

Nâng lên cao là gì? Rất nhiều người chưa hình dung được cách thức để nâng lên cao một công trình hay tòa nhà và không biết là làm như thế có an toàn không? Có gây ảnh hưởng đến kết cấu của công trình hay không?….

Chúng tôi xin trình bày các nội dung liên quan dưới đây như sau để các bạn tham khảo:

Nâng lên cao là gì?

Nâng lên cao là quá trình nâng toàn bộ công trình – hay tòa nhà lên cao hơn so với vị trí ban đầu mà vẫn đảm bảo sự ổn định của công trình sau khi nâng lên cao. Thường quá trình nâng nhà thì không nâng phần móng mà chỉ nâng từ dầm kiền trở lên.

Tại sao phải nâng lên cao?

Có nhiều lý do cần phải nâng lên cao như:

  • Phục hồi, cải tạo công trình di tích: Các công trình di tích cổ, công trình mang ý nghĩa lịch sử mà chủ đầu tư muốn bảo tồn.
Nâng cổng tam quan lên cao
Hiện trạng cổng bị chìm thấp
Nâng cổng tam quan di tích 200 năm
Nâng cổng tam quan di tích 200 năm
  • Do công trình bị thấp hơn hạ tầng xung quanh, nền nhà bị thấp hơn đường gây mất thẩm mỹ và bất tiện khi sử dụng
Nhà có nền thấp hơn đường
Nhà có nền thấp hơn đường
  • Do chủ đầu tư cải tạo nâng tầng cho tòa nhà để làm chỗ để xe hay nhà kho…
    Nâng lên cao thêm tầng hầm bên dưới
    Nâng lên cao thêm tầng hầm bên dưới
  • Từ giai đoạn triển khai đến khi nâng đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Trước khi nâng lên cao phải đảm bảo các công tác khảo sát, đánh giá kết cấu hiện trạng và có phương án gia cố nền, móng, cột trụ…
Gia cố móng
Gia cố móng
Mở rộng tiết diện cột trụ
Mở rộng tiết diện cột trụ
làm thêm dầm kiềng gia cố khung nhà
Làm thêm dầm kiềng gia cố khung nhà
  • Quá trình nâng lên cao diễn ra rất “từ từ” và thật cẩn thận, có các biện pháp dự phòng nên sẽ đảm bảo an toàn cho kết cấu của công trình trong suốt quá trình thi công.

Lợi thế của việc Nâng nhà lên cao 

  • Nâng nhà lên cao – Làm cho ngôi nhà trở lại nguyên trạng của nó. Đôi khi còn mới mẻ, bề thế hơn trước đây do săn tiện chủ nhà cải tạo, chỉnh sửa lại cho đẹp hơn.
  • Nâng nhà lên cao – Có thể cải thiện đáng kể giá trị của nó. Hãy tưởng tượng được có thể nâng ngôi nhà của bạn để cải thiện quan điểm và nhường chỗ cho một nhà để xe hoặc khu vực sinh sống thêm bên dưới. Điều này có thể nâng cao giá trị của ngôi nhà, chi phí hiệu quả hơn việc xây dựng một tầng xây mới trên tòa nhà hiện có.
Chánh Điện chùa được nâng lên cao
Chánh Điện chùa trước khi nâng
Chánh Điện chùa được nâng lên cao
Chánh Điện chùa được nâng lên cao
  • Nâng nhà lên cao – Cải thiện về phong thủy như: năng lượng trong nhà luôn tràn đầy không bị cảm giác nặng nề như khi ở nhà có nền thấp. Mọi người cảm thấy thoải mái trong sinh hoạt từ đó cải thiện rất nhiều về công việc học tập, công việc kinh doanh tài chính…. tinh thần và tình cảm của gia đình mình.

Các bước thực hiện nâng nhà lên cao như sau:

  • Khảo sát hiện trạng kết cấu các hạng mục công trình, kiểm tra và đánh giá khả năng chịu tải của nền móng, phân tích xem có cần gia cố móng nhà hay sử dụng hệ móng cũ của công trình từ đó đề ra biện pháp xử lý móng hợp lý.
  • Trong trường hợp cần gia cố lại nền móng vững chắc cho toàn bộ công trình. Chúng tôi thường chọn phương án ép cọc bê tông cốt thép làm móng chịu lực cho công trình.
Ép cọc trong nhà gia cố móng
Ép cọc trong nhà gia cố móng
  • Lắp đặt hệ thống kích thủy lực lên trên hệ thống móng của công trình; Phá bỏ phần bê tông cột trụ trên móng, (cắt chân cột trụ) và tiến hành kích đưa công trình lên cao.
  • Điều chỉnh hệ thống kích thủy lực kích đều toàn bộ công trình đến vị trí cao độ theo yêu cầu. Cân chỉnh sao cho công trình được thẳng đứng và không bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Clip nâng nhà thêm tầng hầm

Nâng thêm tầng để kinh doanh

  • Hàn nối cốt thép, lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông hệ thống cột chịu lực cho công trình theo hồ sơ thiết kế đã được tính toán. Khi bê tông đạt cường độ, tiến hành dỡ hệ thống kích thủy lực và hoàn thiện công trình.

Trên đây là nội dung nói giới thiệu về nguyên nhân và biện pháp thi công nâng lên cao một công trình như cách tổng quát.

Trường hợp Nền nhà cao hơn mặt đường

Hạ thấp nhà có nền cao hơn đường
nền nhà cao hơn đường

Các công trình xây dựng trước đây thường căn cứ vào hiện trạng tự nhiên của hạ tầng xung quanh nên có cao độ nền không đồng đều sau này khi qui hoạch đô thị, cải tạo các tuyến đường giao thông có sự điều chỉnh cao độ, độ dốc tiêu chuẩn của mặt đường nên xuất hiện các căn nhà có nền cao hơn nhiều so với mặt đường. Trường hợp này thì chọn phương án “Hạ nhà xuống thấp”

II. Di dời:

Di dời công trình nói chung hay di dời nhà nói riêng là quá trình dịch chuyển và di chuyển công trình hay tòa nhà từ vị trí này sang vị trí khác đã định sẵn.

Nguyên nhân dẫn đến việc cần phải di dời công trình

  • Xây dựng nhà nhầm khu đất. Có nhiều trường hợp khi xây nhà nhầm lẫn vị trí lô đất đến khi hoàn thành chủ nhà đi làm hoàn công thì mới hay là bị “lộn”.
  • Qui hoạch lại khu đô thị, khu dân cư mà công trình đang tồn tại có vị trí không phù hợp với qui hoạch đó.
dời nhà biệt thự
Vị trí tòa nhà ban đầu
di dời nhà
Tòa nhà đang di chuyển
  • Mở rộng lộ giới hay mở đường giao thông mà đi qua vị trí công trình đang tồn tại;
  • Khi cần xây dựng công trình mới trong khuôn viên một cơ quan mà tại đó bị vướng công trình cũ;
  • Hay muốn di chuyển công trình đến vị trí thích hợp hơn vì cảnh quan, vị trí tòa nhà được đặt ở vị trí không hợp lí hoặc ở nơi nền móng không ổn định hay vì rất nhiều nguyên nhân khác .v.v…

Vì các nguyên nhân trên nên cần di dời để giữ lại công trình cũ nhằm bảo tồn một di tích mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa…. hay di dời một căn nhà sang vị trí khác thay vì phá bỏ do bị vướng lộ giới.…

Di dời cổng Tam quan để bảo tồn
Di dời cổng Tam quan chùa An Long để bảo tồn (di tích 200 năm)

Lợi ích của việc di dời công trình

  • Lợi ích kinh tế kinh phí di dời thường nhỏ hơn nhiều so với chi phí xây dựng căn nhà mới. Yếu tố này chỉ đúng trong trường hợp tòa nhà còn tốt, có giá trị cao.
  • Thời gian di dời thường nhanh hơn xây dựng mới và chủ đầu tư không phải bỏ ra nhiều công sức để quản lý hơn xây dựng mới một công trình có qui mô tương tự.
  • Ngoài yếu tố trên còn lý do quan trọng là liên quan đến ý nghĩa giá trị lịch sử, văn hóa, di tích cần bảo tồn nên cần phải di dời.

Biện pháp thực hiện và thiết bị thi công di dời

  • Tùy theo quy mô công trình, kết cấu hiện trạng công trình, quãng đường cần di chuyển, địa chất và địa hình xung quanh để đưa ra giải pháp, lựa chọn phương án và thiết bị  hợp lí.
  • Đối với các công trình qui mô nhỏ, trọng lượng nhẹ, (chẳng hạn nhà kết cấu gỗ, nhà khung thép lắp ghép) công việc di dời không đòi hỏi nhiều thiết bị phức tạp và thường diễn ra đơn giản hơn.
đường ray lót bằng gỗ
Đường ray lót bằng gỗ
  • Đối với các công trình lớn có kết cấu bê tông cốt thép liền khối, tải trọng nặng, việc di dời đòi hỏi các thiết bị phức tạp hơn và quá trình di dời diễn ra lâu hơn.
Con rùa bằng thép trên đường ray lót tấm thép
“Con rùa” bằng thép
  • Đối với dạng công trình có qui mô không nhỏ nhưng cũng không quá lớn mà là dạng công trình cổ xây dựng từ rất lâu có kết cấu bằng gạch đá liên kết bằng vôi vữa. Dạng công trình này trước khi di dời cần phải gia cố, liên kết, cố định các kết cấu cho ổn định chắc chắn trước khi di dời.

Các bước thực hiện di dời:

Thông thường công việc di dời được tiến hành theo trình tự như sau:

  • Thi công trước hệ thống nền móng tại vị trí cần dời đến. Phải đảm bảo hệ thống nền móng ổn định, đảm bảo khả năng chịu lực cho công trình.
Thi công móng chờ sẵn để di dời công trình
Thi công móng chờ sẵn để di dời công trình
  • Làm đường di chuyển cho công trình đến vị trí mới: Gia cố nền, lót gỗ, lót tấm thép hoặc đổ bê tông…. lên nền đất hiện trạng,
  • Toàn bộ công trình được tách khỏi kết cấu móng cũ và đặt lên hệ thống con lăn thép để di dời;
Con rùa bằng thép trên đường ray lót tấm thép
Ben thủy lực đáy nhà

III. Chống nghiêng – Xử lý công trình bị lún, nghiêng

Các sự cố công trình bị lún (do móng yếu) thì sự cố lún nghiêng là nguy hiểm nhất có thể gây ngã sập công trình nếu độ nghiêng quá lớn mà không được xử lý kịp thời.

Các loại móng thông dụng 

Móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng đảm nhiệm chức năng chịu tải trọng của công trình. Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình.

Nguyên nhân công trình bị lún, nghiêng:

Nguyên nhân chính do móng yếu hay móng không đủ khả năng chịu tải cho công trình và nguyên nhân khác như ảnh hưởng của nền móng do thi công công trình lân cận.

nâng chỉnh nhà bị lún, nhà bị nghiêng
Nhà bị lún nghiêng do móng yếu
nâng chỉnh nhà bị lún, nhà bị nghiêng
Nâng chỉnh nhà bị lún, nhà bị nghiêng

Do thiết kế

Đa số các căn nhà ở gia đình hiện nay thường thường được xây dựng mà bỏ qua giai đoạn khảo sát địa chất công trình, tính toán và thiết kế kết cấu kỹ càng… mà tiến hành xây dựng theo các mẫu sẵn có theo các công trình khác. Điều này có thể dẫn đến các sự cố trên. Hoặc do quá trình tính toán, thiết kế kết cấu không lường hết được các yếu tố dẫn đến tính sai, xót nên chọn kết cấu và phương án móng không hợp lý.

Do thi công

  • Ép cọc BTCT: Công tác ép cọc BTCT không đủ chiều sâu, không đủ tải trọng ép theo thiết kế, kỹ thuật ép không đúng, vật liệu làm cọc kém…..;
cọc khoan nhồi đường kình nhỏ chi phù hợp cho công tác chống sạt lở
Ép cọc trong địa hình chật hẹp thường dùng phương pháp neo.
  • Cọc khoan nhồi: Khoan cọc nhồi với đường kính không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, bỏ qua giai đoạn thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu trong cọc khó đảm bảo được chất lượng của cọc;
cọc khoan nhồi đường kình nhỏ chi phù hợp cho công tác chống sạt lở
Cọc khoan nhồi đường kình nhỏ chi phù hợp cho công tác chống sạt lở
  • Đối với móng nông (móng đơn, móng băng, móng bè…): Quá trình thi công nền móng không đúng tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật. Chọn chiều sâu đặt móng không hợp lý, lớp đất tại đáy móng bị rỗng hay bị đào xới trong quá trình đào móng mà không được xử lý, đầm chặt trước khi thực hiện công tác khác.
Cốt thép móng
Sai khi lắp đặt cốt thép trên lớp lót chịu lục kém
  • Công tác thi công bê tông móng không đảm bảo kỹ thuật, không bơm hút sạch nước, không đầm kỹ, không bảo dưỡng hoặc bảo dưỡng bê tông không đạt yêu cầu…

Do ảnh hưởng của công trình lân cận:
Công trình xây dựng bên cạnh không đảm bảo kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây lún nhà nhất là các công trình có xây dựng tầng hầm. Các công trình này thường đào đất rất sâu mà không có tường chắn hoặc tường chắn không đảm bảo sẽ làm cho nền móng bị trượt và bị chuyển vị ngang làm cho nhà bị nghiêng.

cừ chống sạt lở đất thi công tâng hầm
Cừ chống sạt lở đất thi công tâng hầm

Ngoài các nguyên nhân điển hình kể trên, nhà bị lún nhà bị nghiêng còn có rất nhiều nguyên nhân khác

 Biện pháp xử lý khi công trình bị lún

Các bước chính cần làm để xử lý một công trình lún nghiêng như sau:

Gia cố lại nền móng cho công trình: Thông thường là ép thêm cọc bê tông cốt thép cho móng.

Ép cọc BTCT trong nhà gia cố móng
Ép cọc BTCT trong nhà gia cố móng
Láp đặt cốt thép móng sau khi ép cọc BTCT
Láp đặt cốt thép móng sau khi ép cọc BTCT
Láp đạt ván khuôn chuẩn bị đổ bê tông móng
Láp đạt ván khuôn chuẩn bị đổ bê tông móng
Đặt kích thủy lực và cắt chân cột trụ
Đặt kích thủy lực và cắt chân cột trụ
  • Lắp đặt hệ thống kích thủy lực lên trên hệ thống móng của công trình, phá bỏ phần bê tông cột trụ trên móng, (cắt chân cột trụ) và tiến hành kích đưa công trình lên cao.
  • Cân chỉnh sao cho công trình được thẳng đứng và không bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Hàn nối cốt thép, lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông hệ thống cột chịu lực cho công trình theo hồ sơ thiết kế đã được tính toán. Khi bê tông đạt cường độ, tiến hành dỡ hệ thống kích thủy lực và hoàn thiện công trình (giống như phần nâng lên cao)

Clip chỉnh nhà bị lún, nghiêng

5/5 - (2 bình chọn)
error: Content is protected !!